Cúng tổ nghề là một trong những phong tục mang đậm nét văn hóa của người Việt. Lễ cúng thể hiện đạo đức cao đẹp về lòng biết ơn. Vậy lễ cúng tổ nghề chuẩn bị mâm lễ như thế nào? Thời gian tổ chức ngày giỗ của các nghề như thế nào? Tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

I/ TẠI SAO PHẢI CÚNG TỔ NGHỀ?

Ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề truyền thống và mỗi nghề sẽ có những vị Tổ Sư riêng. Họ chính là những người sáng tạo ra nghề giúp xã hội phát triển và được ấm no. Ngoài những người sáng lập thì chúng ta không thể bỏ quên những người có đóng góp cho ngành nghề phát triển. Vì thế mâm lễ cúng tổ nghề được chuẩn bị rất tươm tất để tạ ơn và tưởng nhớ công lao của thế hệ trước.

Bên cạnh đó buổi lễ còn là dịp để những người trong nghề khấn vái Tổ Sư phù hộ. Giúp công việc của gia chủ được thuận lợi, may mắn và gặt hái được nhiều thành công.

Để thể hiện lòng hiếu kính và được Tổ Sư chứng giám thì gia chủ phải sắm sửa mâm cúng theo chuẩn truyền thống. Mâm lễ không cần quá thịnh soạn, cầu kỳ nhưng vẫn phải chuẩn bị những lễ vật đúng với phong tục.

II/ THỜI GIAN CÚNG TỔ NGHỀ

Các ngành nghề đều có ngày giỗ khác nhau và vị Tổ Sư khác nhau. Vậy thời gian tổ chức ngày giỗ của các ngành nghề diễn ra vào khi nào? Tổ Sư của các nghề đó là ai? Dưới đây là tổng hợp thông tin của các ngành nghề phổ biến.

1/ Thời gian cúng giỗ nghề may

Nghề may chính là một trong những nghề thiết yếu đem lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Bởi nó không ch giúp giữ ấm mà còn tôn lên nét đẹp của con người. Ông bà ta ngày xưa đã có câu “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.

Thời gian diễn ra ngày lễ giỗ tổ thợ may là 12 tháng 12 âm lịch hàng năm. Vị Tổ Sư của nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen – hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng. Theo dân gian tuyên truyền thì bà được nhân dân ca ngợi là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Bà có kỹ năng may vá cao siêu và đã không ngần ngại truyền dạy tay nghề cho dân chúng. Vì thế, để bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ thì người dân dùng ngày mất của bà để làm ngày giỗ tổ.

2/ Thời gian cúng giỗ nghề sân khấu

Phong phú hơn các ngành nghề khác thì sân khấu có rất nhiều vị Tổ Sư. Đầu tiên khi nói đến nghề này người ta sẽ nhắc chung đến 3 vị là : Tiên Sư – người sáng lập ra nghề, Tổ Sư – người có công truyền nghề cho thế hệ sau, Thánh Sư – người bỏ công sức biên soạn.

Sở dĩ nói nghề sân khấu phong phú là do nghề này chia thành nhiều lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực riêng sẽ có những Ông tổ Bà Tổ đại diện khác nhau. Danh sách các vị Tổ Sư theo từng lĩnh vực là:

- Hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh

- Ca trù: Đinh Dự

- Cải lương: Năm Tú (Châu Văn Tú), Tống Hữu Định

- Kịch nói: Vũ Đình Long

- Hát tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn

- Hát chèo: Phạm Thị Trân

Và dù là lĩnh vực nào thì ngày giỗ thống nhất tổ chức vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm. Những nghệ sĩ và những người làm trong nghề sẽ tề tựu về nhà thờ tổ để tiến hành cúng bái.

3/ Thời gian cúng giỗ nghề thợ mộc, xây dựng

Theo tài liệu ghi chép điển tích Việt Nam, vị Tổ Sư của nghề mộc, xây dựng chính là Nguyễn Công Nghệ. Dưới thời cai trị của Chúa Trịnh thì ông là một người thợ mộc tài ba nổi danh khắp vùng.

Khi được tôn làm ông Tổ của nghề thì ông để lại cho đời 2 tác phẩm nổi tiếng và giá trị. Đó chính là ngai vàng của Chúa Trịnh và tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Dựa vào thành tựu và tay nghề của ông để lại thế hệ sau đã tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo và hữu ích.

Hàng năm vào ngày 13 tháng 6 âm lịch và ngày 20 tháng 12 âm lịch sẽ tổ chức lễ cúng giỗ. Đa phần bàn cúng được thực hiện cá nhân và mâm lễ chuẩn bị theo điều kiện của mỗi người.

4/ Thời gian cúng giỗ nghề tóc

Có thể nói nghề tóc chính là một trong những nghề bí ẩn vị chưa xác định được vị Tổ Sư. Tùy theo quan niệm mà vị Tổ Sư được xác định khác nhau. Có người cho rằng ông tổ của nghề tóc chính là ông Nguyễn Quyến. Ông sống vào thời phong trào Duy Tân – Đông Kinh Nghĩa Thục (1886 – 1941).

Nhưng một ý kiến khác lại cho rằng nghề tóc đã xuất hiện lâu đời từ thời vua Hùng, nhà Lý.  Tuy nhiên ý kiến phản biện được nhiều người đồng ý nhất là nghề tóc xuất hiện và phát triển mạnh vào thời Pháp thuộc. Ông Tổ của nghề đã tham khảo và học hỏi kỹ thuật cắt tóc từ Pháp để tạo kiểu cho những phu nhân thời bấy giờ.

Tất cả quan điểm này chưa được minh chứng đúng sai nhưng ngày giỗ tổ được thống nhất vào ngày 15 và 16 tháng 3 âm lịch hàng năm.  

5/ Thời gian cúng giỗ nghề ngành y

Vị Tổ Sư nổi tiếng của ngành y chính là Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Ông đã đóng góp nhiều thành tựu to lớn cho nền y học Việt Nam. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là người thông minh, ham học hỏi. Ông vừa nghiên cứu sách thuốc vừa chữa bệnh cho người dân. Từ đó kinh nghiệm được tích lũy ông đã nghiên cứu kinh điển Trung Y kết hợp với y học cổ truyền.

Sau vài chục năm gắn bó với nghề y ông đã có nghiên cứu lý luận sâu sắc lĩnh vực Trung Y qua các sách kinh điển như: Nội kinh, nam kinh, thương hàn, kim quỹ. Ông đã thống hóa lý luận Đông Y cùng với việc sáng tạo thông qua lý luận cổ điển để đúc kết nền y học cổ truyền dân tộc.

Ông đã tạo nền mống cho ngành Đông Y Việt Nam phát triển và để lại cho đời nhiều phương sách thuốc hữu ích. Tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đã chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được coi là "Bách khoa thư" y học vĩ đại

Để tri ân những đóng góp to lớn ấy, ông được thế hệ sau phong thành ông Tổ ngành y. Hàng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế sẽ tổ chức cúng giỗ tưởng nhớ.

III/ MÂM LỄ CÚNG TỔ NGHỀ CÓ GÌ?

Lễ vật dâng cúng tổ nghề được sửa soạn đa dạng theo văn hóa và điều kiện vùng miền. Nhìn chung các lễ vật giữa các ngành nghề đều có sự tương đồng nhau. Trong mâm lễ tổ nghề truyền thống nói chúng sẽ bao gồm các món lễ sau:

- Xôi chè gồm xôi gấc, chè đậu hoặc chè trôi nước

- Trái cây chuẩn bị 5 loại có màu sắc khác nhau

- Hoa tươi thường là hoa cát tường, đồng tiền, hướng dương, lay ơn,....

- Bộ trầu cau truyền thống

- Gà luộc và cháo gỏi

- Bánh hỏi và heo quay

- Bộ giấy tiền vàng cúng tổ nghề

Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm các món như tam sên, chả lụa, nem rán, bánh chưng, bánh tét,....

IV/ BẢNG GIÁ BÁN TRỌN GÓI MÂM CÚNG TỔ NGHỀ        

V/ BÀN THỜ CÚNG TỔ NGHỀ ĐƯỢC ĐẶT Ở VỊ TRÍ NÀO?

Bàn thờ là nơi linh thiêng nên gia chủ phải đặt ở vị trí và sắp xếp hợp lý. Nguyên tắc khi đặt bàn thờ cúng là:

- Thứ nhất: Không đặt bàn thờ cúng tổ nghề ngay giữa lối đi. Bàn thờ là nơi cư ngụ của bề trên phải đặt ở nơi yên tĩnh để tránh ảnh gây ồn ào ảnh hưởng.

- Thứ hai: Một trong những điều tối kỵ khi đặt bàn thờ chính là đặt gần nhà vệ sinh hay những nơi ô uế. Nếu đặt bàn thờ ở những nơi này sẽ làm phật lòng bề trên và có thể bị quở trách. Tài lộc và vận may sẽ không được phù trợ có thể dẫn đến những điềm xui xẻo.

- Thứ ba: Nên đặt bàn thờ ở vị trí cao nhất và trang nghiêm nhất. Rất tối kỵ khi gia chủ sinh hoạt trên tầng thờ cúng. Đó là hành động bất kính với bề trên. Và để tăng thêm sự thịnh vượng và ấm cúng thì có thể trồng thêm vài chậu cây xanh. Nó sẽ giúp nơi thờ cúng trong lành và thanh tịnh hơn.

VI/ QUY TRÌNH CÚNG TỔ NGHỀ

Trước khi tiến hành cúng tổ nghề thì phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ đúng theo phong tục. Nên cử người đại diện thắp nhang khấn vái suốt buổi lễ để tránh xảy ra lúng túng trong quá trình tổ chức. Chủ lễ và những người tham gia nên ăn mặc kín đáo, lịch sự cùng với thái độ tôn trọng. Sau đó sẽ tiến hành theo các quy trình sau:

- Bước 1: Thắp sáng đèn cầy, nến và nhang trên bàn cúng. Rót đầy ly trà, rượu và nước trên bàn. Số lượng theo số lẻ có thể là rót 1, 3 hoặc 5 ly.

- Bước 2: Nhang cũng được thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7 hoặc 9. Trong các lễ cúng tâm linh nói chung và tổ nghề nói riêng thì số 3 hoặc 5 là con số thích hợp. Nhang cắm vào lư hương để thông báo bắt đầu lễ cúng.

- Bước 3: Đọc văn khấn được chuẩn bị trước đó để nêu rõ lời khẩn cầu với Tổ Sư. Mỗi khi khấn hết 1 đoạn thì cúi người vái lạy 1 lần.

- Bước 4: Đợi nhang tàn hết thì khấn xin Tổ Sư cho phép hạ lễ vật xuống. Đem giấy tiền vàng mã đi đốt, rải rượu, muối và kết thúc buổi lễ.

VII/ NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI CÚNG TỔ NGHỀ

Bất kỳ lễ cúng, tín ngưỡng tâm linh nào cũng có những điều kiêng kỵ riêng. Đối với tục lễ cúng tổ nghề thì gia chủ cần lưu ý những điều sau:

- Trước khi lập bàn thờ thì gia chủ nên tư vấn các chuyên gia phong thủy. Vị trí đặt bàn thờ phù hợp giúp gia chủ nhận được sự phù hộ tốt hơn.

- Bàn thờ nên được thắp hương và lau dọn thường xuyên. Thờ phụng Tổ Sư tốt mang đến sự che chở và tăng vượng khí cho gia chủ.

- Bình hoa và trái cây nên được thay mới, hạn chế việc để lâu trên bàn thờ. Hoa héo và trái cây bị hư thối sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia chủ.

Qua bài viết trên đây Ẩm thực Phạm Gia hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho gia chủ. Và nếu gia chủ đang tìm đơn vị cung cấp mâm lễ cúng tổ nghề chất lượng thì đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi. Đơn vị chuyên nghiệp cung cấp nhiều mâm lễ tâm linh chu đáo và chuẩn truyền thống.

Website: https://amthucphamgia.com/

Hotline: 090.6606.377 – 039.4062.377

Cơ sở sản xuất: 353 Chu Văn An P.12 Bình Thạnh TP.HCM

 

CHÍNH SÁCH & DỊCH VỤ

10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG NGHỀ

- Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, quà tặng sức khỏe, Quản lý bởi Y Sĩ Đông Y Học Cổ Truyền tự tin đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe.

DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG

- Đổi trả lại sau 10 ngày ( sản phẩm còn nguyên vẹn )

- 1 Đổi 1 nếu sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất.

- Cập Nhật Chính Sách Khách Hàng Thân Thiết.

- Bảo Hành 100 % Các Sản Phẩm Được Lưu Hành Theo Thời Gian Quy Định.

ƯU ĐÃI THANH TOÁN

-Các Chương Trình Giảm giá Và khuyến mãi được cập nhật liên tục trên website cửa hàng

icon

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

-TPHCM: Miễn Phí Cho Hóa Đơn > 500.000 đ

- Các Tỉnh Thành Khác: Miễn Phí Cho Hóa Đơn > 1.000.000 đ

icon

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

- Nhận Hàng Mới Thanh Toán Tiền.

- Kiểm Tra Hàng Trước Khi Nhận.

icon

HOTLINE

- Các Vấn Đề Phản Ảnh Thái Độ Làm Việc, Công Tác Bán Hàng, Chính Sách Bán Hàng Quý Khách Vui Lòng Báo Trực Tiếp Qua Bộ Phận Chăm Sóc Khách Hàng 090.898.7476

ẨM THỰC PHẠM GIA

( Trực Thuộc Hệ Thống Dịch Vụ Đồ Cúng Xôi Chè Cô Hoa )

Địa chỉ: Cơ Sở SX: 353A, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

VPĐD: Lô B81 Trung Tâm Thương Mại 685 Âu Cơ, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP HCM.

Điện thoại: 090.6606.377 - 039.4062.377

Email: pvcpham15@gmail.com

Websitehttps://www.amthucphamgia.com

Copyright © 2024 Ẩm Thực Phạm Gia - All rights reserved - Designed by Lucas Nguyen