Mâm Cúng Rằm Tháng 7

Mâm cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa quan trọng trong ngày rằm tháng 7. Cần phải chuẩn bị gì cũng như giờ đẹp để cúng cũng là điều cần quan tâm. Cùng đọc qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

I.Rằm tháng 7 là ngày gì?

Tháng 7 âm lịch là một ngày có sự gắn liền với lễ cúng cô hồn. Lễ cúng thì được bắt nguồn từ đất nước Trung Quố. Đi theo dòng chảy của nền văn hóa tới đa dạng các nước ở Châu Á. Tuy nhiên thì đối với vùng lãnh thổ vẫn sẽ chứa điểm mang tính khác biệt theo nét văn hóa riêng ở các nước.

Vào Thời hậu Đông Hán có một Đạo giáo - đạo này đã tiến hành đưa ra quan niệm về việc cúng “ngày Rằm tháng bảy”. Họ gọi ngày này chính là tết Trung Nguyên bắt đầu vào thời gian ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch cho đến ngày 30 tháng 7.

Ngày này còn được gọi với cái tên ngày “Xá tội vong nhân” hoặc “cúng cô hồn”, “cúng thí thực”. Nó có sự liên quan đến việc “đóng mở cửa quỷ môn”. Vào thời điểm này thì các cô hồn bị chết oan hoặc chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được đưa lên dương thế để có thể thọ hưởng sự cúng tế và tiếp nhận đồ thế chấp của người ở trên trần gian.

Thời xưa đến nay tín ngưỡng Việt Nam còn gọi là Lễ Vu Lan. Dịp này xem là lễ báo hiếu đối với đấng sinh thành dưỡng dục "Vu lan về con cài lên ngực. Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha".

II.Nguồn gốc, ý nghĩa Rằm tháng 7

1.Rằm tháng 7 là ngày Lễ Vu Lan

Trước khi tìm hiểu mâm cúng rằm tháng 7 thì cần tìm hiểu nguồn gốc.Từ xưa dân gian đã kể rằng ngày Rằm tháng 7 được bắt nguồn từ câu chuyện của Bồ tát Mục Kiều Liên. Đây là một trong những đệ tử được xem là giỏi nhất của Đức Phật. Khi nghe tin về việc mẹ ông bị lưu đày kiếp Ngạ Quỷ, vì có lòng thương mẹ nên là ông đã dùng phép đến gặp mẹ và đưa cơm cho mẹ.

Nhưng khi mà cơm vừa được đưa đến miệng mẹ thì lập tức biến thành tàn lửa. Mục Kiền Liên cảm thấy đau lòng sau đó đã quay về tìm Phật để nhằm hỏi về cách cứu mẹ. Phật lúc này nói rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến mức nào cũng không thể nào đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách là nhờ vào việc hợp lực của chư tăng ở trên khắp mười phương mới mong có thể giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy chính là lúc thích hợp để thực hiện việc cung thỉnh chư tăng. Cần phải chuẩn bị lễ cúng vào ngày đó”. Sau khi nghe được lời Phật chỉ dạy thì ông đã làm theo và cứu được mẹ. Nên là về sau thì ngày Rằm tháng 7 được xem như là ngày báo hiếu đối với cha mẹ.

2.Rằm tháng 7 là ngày Xá Tội Vong Nhân

Theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" thì việc cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 là do có sự liên quan đến chuyện giữa ông A Nan Ðà và một con quỷ miệng lửa. Vào buổi tối ngày nọ, khi A Nan đang ngồi ở trong tịnh thất thì xuất hiện một con ngạ quỷ khô gầy, cổ thì nhỏ dài, miệng thì nhả ra lửa bắt đầu tiến gần. Quỷ mở miệng  nói rằng vào đúng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ bị luân hồi thành ngạ quỷ như nó.

A Nan lúc này sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách để có thể tránh khỏi khổ đồ. Thì Quý nói rằng: “Ngày mai ông cần thí cho bọn ngạ quỷ mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà tiến hành việc cúng dường Tam Bảo thì lúc đó ông sẽ được tăng thọ còn về phần tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". A Nan tức khắc đem chuyện thưa với Đức Phật, Phật liền đặt cho một bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni" để tiến hành  tụng trong lễ cúng để giúp thêm được về phúc phần.

III.Văn khấn Rằm tháng 7

Bài văn khấn rằm tháng 7 là một nghi thức không thể thiếu trong ngày cúng Rằm tháng 7. Ngoài mâm cúng rằm tháng 7 thì đọc văn khấn để giúp gia đình có được về sức khỏe dồi dào, làm ăn thì sẽ gặp được thời vận tốt. Cầu sự bình an và những vong linh cô hồn đang vất vưởng không tiến hành quấy rối.

1.Bài văn khấn chúng sinh

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh.

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình ,nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh:

Cô hồn xuất tại côn lôn.

Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số.

Những là mãn giả hằng hà.

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ.

Ôi! m linh ơi, cô hồn hỡi.

Sống đã chịu một đời phiền não.Chết lại nhờ hớp cháo lá đa.

Thương thay cũng phận người ta.

Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu.

Đàn cúng thí vâng lời Phật dạy.

Của có chi, bát nước nén nhang.

Cũng là manh áo thoi vàng.

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.

Ai đến đây dưới trên ngồi lại.

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.

Phép thiêng biến ít thành nhiều.

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh.

Phật hữu tình từ bi tế độ.

Chớ ngại rằng có có không không.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng (3 lần).

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

2.Những điều nên làm và kiêng kỵ trong Rằm tháng 7

Vì là thời điểm của tháng cô hồn nên sẽ có nhiều điều về mặt tâm linh dễ xảy ra. Chính vì vậy mà bạn cần phải biết về những điều xem là kiêng kỵ vào thời điểm rằm tháng 7 sau đây:

Không nên đi chơi đêm vào thời điểm tháng cô hồn vì theo như quan niệm người xưa cho rằng tối ma quỷ đi lang thang ra đường rất nhiều.

Không nên đốt tiền vàng, vàng mã vì điều này gây thu hút cho ma quỷ kéo đến.

Không nên nhổ lông chân vì theo như dân gian kể lại “một sợi lông chân quản 3 con quỷ” nên là nếu nhổ lông chân ở trong tháng cô hồn sẽ dễ gặp phải chuyện xui xẻo.

Không nên phơi quần áo vào thời gian buổi tối vì dễ bị ma quỷ mượn mang.

Không nên ăn vụng đồ cúng.

Không lụm tiền lẻ ngoài đường vì có thể là tiền phông lông. Người nhặt sẽ gánh vận xui thay người rải.

Không treo chuông gió ở vị trí ngay đầu giường vì dễ hấp dẫn ma quỷ.

IV.Cúng ngày rằm vào ngày nào tốt?

Theo như quan niệm từ xưa nay cúng rằm tháng 7 thì sẽ diễn ra từ ngày 17/8 đến ngày 30/8. Thời gian tức là từ mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Ngày thích hợp cúng rằm tháng 7 đẹp nhất chính là ngày 28/8 (tức 13/7 âm lịch).Quan niệm xưa cho rằng trong ngày này thì sẽ có thể thuận lợi hơn trong việc cầu tài, xuất hành và đạt được hơn nhiều về may mắn.

1.Làm mâm cúng rằm tháng 7 vào giờ nào tốt?

a.Làm mâm lễ cúng vào thời gian nào?

Cúng rằm tháng 7 thường sẽ được chia làm ba lễ. Lễ để tiến hành cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn). Mỗi nghi lễ thì sẽ cúng vào thời điểm ngày giờ và cách thức có sự khác nhau. Để có thể biết được cụ thể về lễ cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng cô hồn tháng 7 vào thời điểm nào hãy cùng xem các gợi ý sau.

Cúng thần linh: Đây là nghi thức để cúng Phật, Bồ tát, những chư vị Thánh Thần ở trong Phật giáo và cũng như trong các đạo khác. Cúng thần linh thì hoàn toàn có thể diễn ra vào bất cứ ngày nào ở trong thời gian tháng 7 âm lịch. Nhưng thì thường sẽ chọn vào thời điểm ngày rằm (15/7 âm lịch). Giờ cúng sẽ thường rơi vào buổi sáng hoặc là lúc trưa, từ 10 giờ đến 12 giờ.

Cúng gia tiên: Đây chính là việc cúng tổ tiên, cha mẹ và những bậc sinh thành của mình. Cúng gia tiên thì cần nên được làm vào thời gian ngày 13/7 âm lịch. Đây là lúc ngày Đường Phong, tốt cho việc bắt đầu xuất hành, cầu tài, vạn sự như ý. Cúng gia tiên cũng cần phải nên được diễn ra vào ban ngày, từ lúc 10 giờ đến 12 giờ. Đây chính là khung giờ hoàng đạo, ít có sự xuất hiện của ma quỷ. Các bậc gia tiên sẽ được Thổ thần cho phép đi vào để thụ lộc.

b.Làm mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 lúc nào?

Cúng chúng sinh (cô hồn): nghi thức cúng này thì dành cho những vong linh không có nhà cửa không có nơi để nương tựa, không có thân nhân ở trên Dương thế để thờ cúng. Cúng chúng sinh thì cần phải nên được làm  vào buổi chiều tối hoặc là khi tối hẳn. Lý do chính là vì những cô hồn thường sẽ sợ ánh sáng, làm lễ cúng khi thời điểm tắt nắng thì họ sẽ dễ nhận được đồ cúng mà các gia đình cúng.

Cần phải chú ý khi cúng chúng sinh vào rằm tháng 7 phải tiến hành đặt mâm cỗ ở vị trí ngoài sân. Có thể đem đặt ở ngoài đường, tuyệt đối là không được đặt ở bậu cửa. Dù cho là có chọn giờ nào thì việc cúng chúng sinh phải được tiến hành trước 12 giờ ngày 15/7 âm lịch. Bởi vì sau thời gian đó thì cánh cửa địa ngục sẽ đóng lại.

V.Cách cúng rằm tháng 7 và mâm lễ cúng rằm tháng 7

1.Mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà (lễ cúng gia tiên)

Tùy theo đó là những gia đình mà mỗi mâm lễ cúng gia tiên có thể khác nhau về chay hoặc mặn. Thông thường thì người dân sẽ tiến hành làm cỗ mặn. Và cũng sẽ phải tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh kinh tế của từng nhà. Quan trọng vẫn là lòng thành kính, mâm lễ chỉ cần vừa đủ là được.

Bên cạnh những đồ ăn mặn thì bạn có thể sắm sửa hương hoa, trà quả, nến....

2.Mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời (lễ cúng cô hồn)

Lễ cúng này sẽ thường được đặt tại vị trí ngoài trời nên đặt trước cửa của mỗi gia đình vào thời điểm chiều tối. Đặc biệt thì mâm cúng chúng sinh sẽ không chứa món mặn. Theo quan niệm thì món mặn sẽ làm lòng tham của vong linh trỗi dậy. Chỉ nên làm món chay và có thêm hoa quả, kẹo bánh.

- 5 loại hoa quả theo mùa

- Các loại bánh kẹo: Bim bim, bánh gạo, kẹo, thạch, bỏng ngô, bỏng gạo...; (bóc ra sau khi đã cúng rải xuống hồ, ao cho cá ăn)

- 12 bát con cháo trắng nấu loãng

- Nước lọc.

- 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ.

- 1 đĩa gạo.

- 1 đĩa muối trắng.

Khi đã kết thúc lễ cúng chúng sinh thì phần gạo và muối sẽ được đem tung ra ở phía 2 bên cổng nhà.

CHÍNH SÁCH & DỊCH VỤ

10 NĂM KINH NGHIỆM TRONG NGHỀ

- Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, quà tặng sức khỏe, Quản lý bởi Y Sĩ Đông Y Học Cổ Truyền tự tin đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe.

DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG

- Đổi trả lại sau 10 ngày ( sản phẩm còn nguyên vẹn )

- 1 Đổi 1 nếu sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất.

- Cập Nhật Chính Sách Khách Hàng Thân Thiết.

- Bảo Hành 100 % Các Sản Phẩm Được Lưu Hành Theo Thời Gian Quy Định.

ƯU ĐÃI THANH TOÁN

-Các Chương Trình Giảm giá Và khuyến mãi được cập nhật liên tục trên website cửa hàng

icon

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

-TPHCM: Miễn Phí Cho Hóa Đơn > 500.000 đ

- Các Tỉnh Thành Khác: Miễn Phí Cho Hóa Đơn > 1.000.000 đ

icon

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

- Nhận Hàng Mới Thanh Toán Tiền.

- Kiểm Tra Hàng Trước Khi Nhận.

icon

HOTLINE

- Các Vấn Đề Phản Ảnh Thái Độ Làm Việc, Công Tác Bán Hàng, Chính Sách Bán Hàng Quý Khách Vui Lòng Báo Trực Tiếp Qua Bộ Phận Chăm Sóc Khách Hàng 090.898.7476

ẨM THỰC PHẠM GIA

( Trực Thuộc Hệ Thống Dịch Vụ Đồ Cúng Xôi Chè Cô Hoa )

Địa chỉ: Cơ Sở SX: 353A, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

VPĐD: Lô B81 Trung Tâm Thương Mại 685 Âu Cơ, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP HCM.

Điện thoại: 090.6606.377 - 039.4062.377

Email: pvcpham15@gmail.com

Websitehttps://www.amthucphamgia.com

Copyright © 2024 Ẩm Thực Phạm Gia - All rights reserved - Designed by Lucas Nguyen